Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Thực hành thiết kế và quản lý kho hàng

Khóa học: Thực hành thiết kế và quản lý kho hàng hiện đại. 
Kho hàng là trái tim của hệ thống phân phối. Vậy trái tim này đã được thiết kế, vận hành tối ưu hay chưa? Theo thống kê, chi phí liên quan đến kho chiếm đến 30% chi phí logistics và chi phí logistics thì chiếm đến 20% giá thành sản phẩm. Thiết kế và quản lý hiệu quả kho hàng sẽ giúp bạn tối ưu hóa được chi phí, giảm thiểu tồn kho, nâng cao hiệu suất khai thác. Quan trọng hơn, nó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo thế mạnh cạnh tranh trên thương trường.
Nội dung khóa học
Cung cấp kiến thức và thực hành mới nhất giúp thiết kế và quản lý kho hàng đạt hiệu quả cao nhất. Khóa học bao gồm
  • Khái niệm cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng và logistics & vai trò của kho trong chuỗi cung ứng
  • Nguyên lý thiết kế kho hàng hiện đại
  • Nguyên lý khai thác kho
  • Hệ thống quy trình quản lý kho
  • Hệ thống thông tin quản lý kho
  • Quản lý nhân sự kho
Đối tượng học viên
Phương pháp giảng dạy: tương tác, thảo luận nhóm dựa trên tình huống thực tế, chơi games. Khóa học được đặc biệt thiết kế cho:
  • Các công ty dịch vụ logistics: giám đốc/phó giám đốc trung tâm phân phối, trưởng/phó phòng quản lý kho, thủ kho, trưởng/phó phòng dịch vụ khách hàng, phòng phát triển khách hàng.  
  • Các công ty sản xuất, phân phối, bán lẻ: trưởng/phó phòng logisitcs, kho vận, vận tải, dịch vụ khách hàng & phân phối.
  • Sinh viên cao học: chuyên ngành Quản lý công nghiệp, Kỹ nghệ công nghiệp, Quản trị kinh doanh, Logistics.  
Giảng viên
  • Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có trên 10 năm kinh nghiệm ở các vị trí chủ chốt trong thiết kế và quản lý tổng kho lớn nhất Việt Nam.
Thời gian khai giảng
  • Thời gian: 2 ngày, thứ 6 & thứ 7
-       Tháng 4.2012:       ngày 6&7/4/2012
-       Tháng 7.2012:       ngày 6&7/7/2012
Học phí:  2,500,000VND/học viên/2 ngày (chưa bao gồm VAT)
  • Chi phí bao gồm: tea break, tài liệu huấn luyện, vật liệu phục vụ cho trò chơi, chi phí đi lại của giảng viên.
  • Chi phí không bao gồm: ăn trưa và các chi phí khác nếu có.
Đặc biệt, đào tạo theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp với số lượng tối thiểu 15 học viên/khóa.
Liên hệ đăng ký:
Ms. Tạ Thị Mỹ Phương
Tel: 0918.470.479

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Các thuật ngữ trong quản lý kho bãi

Người làm lĩnh vực quản lý kho bãi (chứa hàng) cần làm quen nhiều thuật ngữ tiếng Anh liên quan quy trình xuất nhập tồn. Đặc biệt, đối với các công ty lớn, quản lý bằng hệ thống ERP chuyên dụng như SAP, thì việc hiểu rõ các thuật ngữ là vô cùng quan trọng.
Trước hết là thuật ngữ IM – Inventory Management, có thể dịch là Quản lý tài sản tồn kho. IM thường là tên đặt cho module quản lý tồn kho của các hệ thống ERP. Tại sao không gọi là Stock Management mà gọi là Inventory Management? Inventory khác với Stock ở chỗ Inventory có ý nghĩa là cả giá trị và số lượng tồn kho. Còn Stock chỉ mang ý nghĩa là tồn kho về mặt số lượng. Đối với các công ty, tồn kho – Inventory chính là tài sản đầu tư của công ty dưới dạng hàng hóa, tiếng Anh gọi là Inventory Investment. Inventory Investment là một yếu tố rất quan trọng trong Bảng Cân Đối Tài Chính của Công ty – Balance Sheet.
Trở lại với lĩnh vực quản lý tồn kho (IM), dòng chảy của hàng hóa qua nhà kho – warehouse theo quy trình tự nhiên là: nhập hàng –> tồn kho –> luân chuyển hàng hóa trong nhà kho –> chuyển đổi trạng thái lưu kho –> xuất kho.
Trước hết, nhập hàng đi kèm thuật ngữ Goods Receipt. Nhập hàng là hành động dẫn đến làm tăng tài sản tồn kho. Việc một nhân viên làm nghiệp vụ nhập hàng để chính thức ghi nhận tài sản tồn kho của công ty tăng lên trên hệ thống được gọi là Post Goods Receipt. Tuy nhiên quá trình nhập hàng thực tế không đơn giản. Khi hàng được xe giao đến khu vực nhận hàng, nó sẽ trãi qua quá trình từ lúc thủ kho và bên giao hàng kiểm đếm, rồi tập kết khu vực tạm chờ đưa vào nhà kho, rồi thời gian được chuyển và đặt vào đúng vị trí cần đặt trong kho. Quá trình đó được gọi bằng thuật ngữ Putaway.
Ngoài thuật ngữ tồn kho là stock, việc luân chuyển hàng hóa trong kho được dịch bằng thuật ngữ stock transfer. Stock transfer là việc dịch chuyển tồn kho từ vị trí này sang vị trí khác trong kho. Cũng giống như quá trình nhận hàng, việc di chuyển tồn kho từ một vị trí A qua vị trí B. Quá trình đó có thể tốn một khoảng thời gian cho các thao tác trung gian. Ví dụ, đối với những kho hàng hiện đại có hệ thống kệ (racking), hàng được hạ chẳn pallet từ high rack – kệ cao tầng xuống đất bằng Reach Truck (thuật ngữ chỉ dạng xe chuyên dụng nâng hạ cao tầng), sau đó đợi để được Pallet Mover (một loại xe điện được dùng để di chuyển pallet hàng hóa hóa trong kho nhưng không nâng hạ được) đưa đến vị trí mới. Đến vị trí mới, nếu lại được để trên kệ cao tầng (high rack) thì phải đợi để được Reach Truck đưa lên trên cao và đặt đúng chỗ. Quá trình trung gian đó cũng được gọi là Putaway.
Sưu tầm bởi Navavina - Nhà cung cấp Kệ Kho Hàng, Kệ Chứa Hàng, Kệ Công Nghiệp chất lượng.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Giới thiệu về tiêu chuẩn JIS

Giới thiệu về tiêu chuẩn JIS (Japanese Industrial Standards)
NavaVina xin giới thiệu tới các bạn chuẩn JIS - Các nguyên vật liệu làm nên sản phẩm kệ chứa hàng của NavaVina được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản (chuẩn JIS).
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standards-JIS) (日本工业规格, Nippon Kogyo Kikaku ? ) quy định rõ tiêu chuẩn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản .Quá trình chuẩn hóa được điều phối bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản và xuất bản thông qua Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản .
Trong thời kỳ Minh Trị , doanh nghiệp tư nhân được trách nhiệm làm cho các tiêu chuẩn mặc dù chính phủ Nhật Bản đã có các tiêu chuẩn và các tài liệu đặc tả kỹ thuật cho các mục đích mua sắm cho những bài viết nào đó, chẳng hạn như vũ khí.
Chúng được tóm tắt để tạo thành một tiêu chuẩn chính thức (cũ JES ) vào năm 1921.Trong Chiến tranh thế giới II , tiêu chuẩn đơn giản hóa đã được thành lập để tăng Materiel (tiếng Pháp) đầu ra.
Người Nhật hiện nay Hiệp hội tiêu chuẩn được thành lập sau khi Nhật thất bại ở Thế chiến II năm 1945.Các Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản quy định đã được ban hành vào năm 1946, tiêu chuẩn Nhật Bản (JES mới) được thành lập.
Luật Tiêu chuẩn công nghiệp được ban hành vào năm 1949, mà hình thức cơ sở pháp lý cho các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản hiện nay (JIS).
Luật Tiêu chuẩn công nghiệp đã được sửa đổi năm 2004 và đánh dấu "JIS" (sản phẩm chứng nhận hệ thống) đã được thay đổi, và JIS mới nhãn hiệu đã được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 10 2005 khi tái xác nhận. Các nhãn hiệu cũ có được phép sử dụng cho đến ngày 30 tháng chín 2008, trong một thời gian chuyển tiếp của 3 năm, và mỗi sản xuất mới hoặc đổi mới có được chứng nhận theo phê duyệt của cơ quan này sau đó có thể sử dụng nhãn hiệu JIS mới.Vì vậy tất cả các sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản có các nhãn hiệu JIS mới sau khi 1 tháng mười 2008.
Trích dẫn:
Tiêu chuẩn được đặt tên như "JIS" 0208:1997 X, trong đó X là ký hiệu phân chia khu vực, tiếp theo là bốn chữ số (hoặc năm chữ số cho một số các tiêu chuẩn tương ứng theo tiêu chuẩn ISO tiêu chuẩn), và phát hành bản sửa đổi năm.Các đơn vị hành JIS và tiêu chuẩn quan trọng là: * A – Civil Engineering and Architecture A - Xây dựng và Kiến trúc
* B – Mechanical Engineering B - Cơ
* C – Electronic and Electrical Engineering C - Điện tử và Điện
* D – Automotive Engineering D - Kỹ thuật ô tô
* E – Railway Engineering E - Cơ khí đường sắt
* F – Shipbuilding F - Đóng tàu
* G – Vật liệu sắt và luyện kim
* H – Vật liệu loại màu và luyện kim
* K – Chemical Engineering K - Hoá học
* L – Textile Engineering L - Kỹ thuật Dệt may
* M – Mining M - Khai khoáng
* P – Pulp and Paper P - Giấy và Bột Giấy
* Q – Management System Q - Hệ thống quản lý
* R – Ceramics R - Gốm sứ
* S – Domestic Wares S - wares trong nước
* T – Medical Equipment and Safety Appliances T - Trang thiết bị y tế và các thiết bị an toàn
* W – Aircraft and Aviation W - Máy bay và hàng không
* X – Information Processing X - xử lý thông tin
* Z – Miscellaneous Z - Miscellaneous